Trận đấu nổi bật

Xem thêm

U23 Indonesia vs U23 Australia
Logo U23 Indonesia - IDN U23 Indonesia
-
Logo U23 Australia - AUS U23 Australia
-
Olympique Marseille vs Benfica
Logo Olympique Marseille - OM Olympique Marseille
-
Logo Benfica - SLB Benfica
-
U23 Jordan vs U23 Qatar
Logo U23 Jordan - JOR U23 Jordan
-
Logo U23 Qatar - QAT U23 Qatar
-
West Ham United vs Bayer Leverkusen
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Atalanta vs Liverpool
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Roma vs Milan
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Milan - MIL Milan
-
Cagliari vs Juventus
Logo Cagliari - CAG Cagliari
-
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Sheffield United vs Burnley
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
Logo Burnley - BRN Burnley
-
Luton Town vs Brentford
Logo Luton Town - LUT Luton Town
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Manchester City vs Chelsea
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Union Berlin vs Bayern Munich
Logo Union Berlin - FCU Union Berlin
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Wolverhampton Wanderers vs Arsenal
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Everton vs Nottingham Forest
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Crystal Palace vs West Ham United
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Aston Villa vs AFC Bournemouth
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Coventry City vs Manchester United
Logo Coventry City - COV Coventry City
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Fulham vs Liverpool
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Borussia Dortmund vs Bayer Leverkusen
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
PSG vs Olympique Lyonnais
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Olympique Lyonnais - OL Olympique Lyonnais
-
Milan vs Inter Milan
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Arsenal vs Chelsea
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Monaco vs Lille
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Logo Lille - LIL Lille
-
Lorient vs PSG
Logo Lorient - FCL Lorient
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Wolverhampton Wanderers vs AFC Bournemouth
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Manchester United vs Sheffield United
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
Everton vs Liverpool
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Crystal Palace vs Newcastle United
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-

Mạnh tay với hội chứng bỏ giải

Tuần qua, rất nhiều người hỏi nhau Chủ tịch CLB Hải Phòng Trần Mạnh Hùng là ai? Hỏi vì thắc mắc với cái cách phản ứng của ông Chủ tịch CLB Hải Phòng sau bản án của ban kỷ luật xử những thành viên vi phạm trong trận Hải Phòng – Hà Nội T&T trên sân Lạch Tray.

Hội chứng bỏ giải, hoặc gây náo loạn gần đây xảy ra thường xuyên trong làng bóng Việt Nam. Nó bắt đầu nổi cộm từ hồi Quảng Nam phản ứng quả ném biên sai luật dẫn đến bàn thắng của đối phương ở mùa 2009. Sau đó lại đến Quảng Ngãi cho rằng bị xử ép và bỏ giải dẫn dây đến hàng loạt đội như Sài Gòn United của ông bầu Hải An bỗng dưng mất 6 điểm rồi phải xuống hạng và bỏ giải luôn…

Nạn bỏ giải, hoặc gây náo loạn ở giải đấu xảy ra thường xuyên hơn khi các ông bầu có tiền đầu tư vào đội bóng và hành xử theo kiểu của một công ty bị phá sản nhiều hơn là hành xử theo suy nghĩ của những người làm bóng đá hiểu luật chơi.

Điều này bóng đá Malaysia đã từng xảy ra vào những năm 1999, 2000 khi mở cửa để các doanh nghiệp nhảy vào nắm đội bóng. Việc nhúng sâu bàn tay của doanh nghiệp Malaysia hồi đấy được xem như một sự ban ơn cho một nền bóng đá đang xuống dốc hơn là phát triển theo hướng chuyên nghiệp.

Thế là rất nhiều doanh nghiệp không am hiểu bóng đá, cứ sinh sự là đòi bỏ giải giống hệt với bóng đá Việt Nam bây giờ. Thế là bóng đá Malaysia phải ra một quy chế riêng nhằm chống lại hiện tượng làm loạn của nhiều ông bầu. Đó là quy chế nếu thành viên lãnh đạo các CLB không chấp nhận án phạt của Ban kỷ luật mà đòi bỏ giải sẽ bị phạt 100 ngàn USD. Nếu không khắc phục thì đội bóng sẽ bị loại và cấm thi đấu vĩnh viễn.

Được biết từ khi Malaysia ra quy chế này đã có hai CLB nhà nghề của Malaysia bị nộp phạt và từ 2001 đến nay không còn CLB Malaysia nào đe dọa bỏ giải, hay có ý định bỏ giải.

Nhắc chuyện của bóng đá Malaysia để thấy rằng lâu nay với bóng đá Việt Nam, VFF có quyền hành rất lớn trong tay nhưng cách ứng xử thì lại không đủ mạnh để các CLB tuân thủ nghiêm túc luật chơi. Rõ nhất là hành vi yếm thế khi năn nỉ các ông bầu đừng bỏ giải do sợ làm mất đi hình ảnh V-League và sợ vào cảnh khó ảnh hưởng đến những đội còn lại.

Mạnh tay với hội chứng bỏ giải - 1

CLB Hải Phòng dọa bỏ giải sau án kỷ luật vụ ẩu đả trên sân Lạch Tray

Mới đây, việc Hải Phòng đòi bỏ giải là sự tiếp nối câu chuyện dài nhiều tập sau những cái tên như NaviBank Sài Gòn, Sài Gòn Xuân Thành, Kienlongbank Kiên Giang… Đó là chưa kể giữa mùa HV An Giang cũng có lần lớn tiếng đòi bỏ giải vì bất mãn với việc điều chỉnh điều lệ giải sau khi V. Ninh Bình rút lui khỏi V-League.

Cá nhân tôi thấy thất vọng với bóng đá Hải Phòng nổi tiếng là cái nôi bóng đá một thời và có tính truyền thống cao, nổi tiếng là nơi sản sinh nhiều danh thủ một thời, nhưng lại chọn cái cách phản ứng quyết định kỷ luật rất tệ.

Thú thật là tôi cũng không biết gốc gác của Chủ tịch CLB Hải Phòng Trần Mạnh Hùng, nhưng tin rằng đấy không phải là con người của bóng đá vì dân bóng đá sẽ không có kiểu kéo đến cửa quan và “la làng” như thế. Ông Chủ tịch CLB Hải Phòng đã quên rằng mình có quyền phản ứng lại quyết định nhưng phải đúng quy trình và đúng cách chứ không phải kéo bầu đoàn thê tử đến VP VFF “làm lớn chuyện” rồi hăm bỏ giải là được giải quyết.

Cá nhân tôi cũng thấy thất vọng về thái độ im lặng trong cách xử lý tiếp theo của VFF trước hành vi phản ứng của CLB Hải Phòng khi “quậy” cửa quan.

Công bằng mà nói bản án kỷ luật đánh mạnh và cầu thủ Hải Phòng là đúng, nhưng chưa đủ vì còn bỏ lỏng nhiều nguyên nhân gây lỗi ở đội khách Hà Nội T&T, nhất là Samson và Thành Lương. Tuy nhiên vì bản án không công bằng đấy mà “quậy cửa quan” thì chỉ làm rối thêm giải trong khi Hải Phòng còn cái quyền khiếu nại hợp pháp bằng giấy trắng mực đen lên Ban Giải quyết khiếu nại thì lại không dùng đến.

VFF dứt khoát sẽ không chấn chỉnh được hành vi nổi loạn của nhiều đội bóng nếu tiếp tục “hạ mình” theo kiểu tỏ thái độ vì xử sai hoặc xử chưa đúng nên không dám kỷ luật mạnh tay với bên “quậy cửa quan”.

Cần phải rõ ràng với mức chế tài thật gắt gao đánh vào những tư tưởng nổi loạn thì mới có thể chấn chỉnh được những tư tưởng bỏ giải.

Theo tôi, chính VFF đã bỏ qua cơ hội làm mạnh để chấn chỉnh những ông bầu cứ hơi tí là “quậy” và đòi bỏ giải.

Qua đó lại thấy rất mừng với thái độ của bầu Thắng với tư cách là Chủ tịch HĐQT VPF khi ông công khai bày tỏ quan điểm: “Ai muốn bỏ giải chúng tôi sẽ xử đến nơi đến chốn vì thà là ít đội mà nghiêm túc và đề cao tính chuyên nghiệp sẽ tốt hơn nhiều đội mà không tôn trọng những nhà tổ chức, những nhà kỷ luật…”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Nguyên ([Tên nguồn])
Bình luận của Nguyễn Nguyên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN