Trận đấu nổi bật

Xem thêm

U23 Qatar vs U23 Nhật Bản
Logo U23 Qatar - QAT U23 Qatar
-
Logo U23 Nhật Bản - JPN U23 Nhật Bản
-
U23 Hàn Quốc vs U23 Indonesia
Logo U23 Hàn Quốc - KOR U23 Hàn Quốc
-
Logo U23 Indonesia - IDN U23 Indonesia
-
Brighton & Hove Albion vs Manchester City
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
U23 Uzbekistan vs U23 Saudi Arabia
Logo U23 Uzbekistan - UZB U23 Uzbekistan
-
Logo U23 Saudi Arabia - KSA U23 Saudi Arabia
-
U23 Iraq vs U23 Việt Nam
Logo U23 Iraq - IRQ U23 Iraq
-
Logo U23 Việt Nam - VIE U23 Việt Nam
-
West Ham United vs Liverpool
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Wolverhampton Wanderers vs Luton Town
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Luton Town - LUT Luton Town
-
Newcastle United vs Sheffield United
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
Manchester United vs Burnley
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Burnley - BRN Burnley
-
Fulham vs Crystal Palace
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Everton vs Brentford
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Aston Villa vs Chelsea
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Tottenham Hotspur vs Arsenal
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
AFC Bournemouth vs Brighton & Hove Albion
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Nottingham Forest vs Manchester City
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Bayern Munich vs Real Madrid
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Borussia Dortmund vs PSG
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Roma vs Bayer Leverkusen
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Olympique Marseille vs Atalanta
Logo Olympique Marseille - OM Olympique Marseille
-
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-

Higuain 90 triệu euro: Tiền là vỏ hến, hay bi kịch mua tiền đạo

Cristiano Ronaldo giá 94 triệu euro. Gonzalo Higuain giá 90 triệu euro. Mức giá gần như tương đương, nhưng đẳng cấp thì một trời một vực.

Phóng sự về bản hợp đồng đắt giá thứ 3 thế giới Higuain (bản quyền thuộc VTV):

Trong cuốn tự truyện "Leading" xuất bản năm ngoái, Sir Alex Ferguson kể lại rằng ông đã bị người nhà Glazer chất vấn khi yêu cầu mua Robin van Persie, khi ấy đã 29 tuổi với giá 24 triệu bảng.

Tiền đạo giỏi như lá mùa Thu

Ngài Ferguson vẫn có toàn quyền quyết định nhân sự nhưng ông đã không thành công với bản hợp đồng 31 triệu bảng Dimitar Berbatov, người chuyển đến Old Trafford năm 27 tuổi. Đó là lý do khiến các ông chủ Mỹ ngần ngại với thương vụ Van Persie, dù đẳng cấp và tài săn bàn của tiền đạo người Hà Lan là không cần bàn cãi.

Bây giờ Juventus đã mua Higuain, cùng 29 tuổi với cái giá “chát” gần gấp 3 lần Van Persie năm xưa. Higuain chỉ vừa trải qua mùa bóng thăng hoa đầu tiên cùng Napoli nhưng liền sau đó là kỳ Copa America thất vọng, rõ ràng chưa thể chen chân vào hàng ngũ siêu sao được.

Higuain 90 triệu euro: Tiền là vỏ hến, hay bi kịch mua tiền đạo - 1

Higuain là tội đồ của ĐT Argentina ở trận chung kết Copa America năm nay

Đó là hiện trạng chung của bóng đá thế giới bây giờ, khi các tiền đạo mới có chút tên tuổi đã bị hét giá trên trời. Lukaku 75 triệu bảng, Morata 60 triệu, Lacazette 42 triệu… Trước đó Batshuayi đã gia nhập Chelsea với giá 33 triệu bảng.

Tất cả những cái tên kể trên chưa ai đạt tới đẳng cấp của Ronaldo, Messi hay Suarez, nhưng đã bị thổi giá ngang hàng siêu sao. Lý do vì đâu?

Đó là bởi bóng đá thế giới bóng đá đang khủng hoảng tiền đạo trầm trọng chưa từng thấy. Những chân sút giỏi đều đã yên vị đâu vào đấy. Messi, Suarez, Neymar không có cửa rời Barca. Ronaldo, Bale, Benzema ở Real cũng vậy.

Bayern Munich không có lý do để bán Lewandowski. Ibra đã gia nhập Man United đồng nghĩa với Cavani sẽ bị trói chặt ở PSG. Aguero sẽ không được phép rời Man City bởi anh không thể thiếu trong kế hoạch của Guardiola…

Trong bối cảnh những chân sút tinh nhuệ đều đã có tương lai rõ ràng thì chỉ còn lại những chân sút làng nhàng cho các đội lựa chọn. Họ bị thổi giá cũng là dễ hiểu.

Luôn là món hàng "cháy khét"

Thực ra không phải đến bây giờ các tiền đạo mới trở thành món hàng đắt đỏ. Như một thói quen cố hữu, tiền đạo luôn là vị trí bị đội giá cao nhất, dù tầm quan trọng của mỗi bàn thắng họ ghi được cũng chỉ ngang bằng một pha cứu thua của thủ môn.

Không chỉ có giá chuyển nhượng cao nhất, các tiền đạo cũng luôn là những người ngốn quỹ lương nhiều nhất đội. Bởi thế mà các CLB có chính sách chuyển nhượng khôn ngoan đều hết sức hạn chế mua tiền đạo. Điển hình là Lyon, đội bóng vô địch Pháp 7 lần liên tiếp, từ năm 2002 đến năm 2008 đã không mua bất kỳ một chân sút lớn nào trong giai đoạn hoàng kim ấy.

Higuain 90 triệu euro: Tiền là vỏ hến, hay bi kịch mua tiền đạo - 2

Higuain chưa thể sánh ngang tầm siêu sao đắt giá như Messi hay người đồng đội cũ Ronaldo

Tiền đạo đắt giá cuối cùng mà Lyon mua là Sonny Anderson và nó diễn ra vào thế kỷ trước. Ông chủ Jean-Michel Aulas kiên định đến mức sau khi bán Florent Malouda và Eric Abidal năm 2007 để thu về 45 triệu USD vẫn không chịu sắm tiền đạo, khiến HLV Houllier tức giận nộp đơn từ chức.

Ngược lại, Lyon kiếm bộn tiền từ bán tiền đạo: 30 triệu bảng từ Benzema và sẽ thêm tối thiểu 40 triệu nếu bán Lacazette. Cả hai đều là hàng "cây nhà lá vườn" và không mất tiền mua.

Gareth Bale có giá 101 triệu euro, là tiền đạo đắt nhất lịch sử. Trong khi đó, thủ môn đắt nhất là Gianluigi Buffon chỉ có giá 52 triệu euro dù độ ổn định và tầm quan trọng trội hơn. Cách so sánh ấy thể hiện rõ sự thiên vị đến phi lý mà giới bóng đá dành cho các tiền đạo.

"Lỗi" thuộc về tiki-taka ?

Sự ra đời của tiki-taka và các xu hướng bóng đá thiên về chuyền và kiểm soát bóng theo kiểu tiki-taka đã đặt các tiền vệ vào một vai trò hết sức lớn lao. Kèm theo đó là sự kém đầu tư cho đào tạo tiền đạo. Hệ quả là các tiền đạo giỏi ngày càng vắng bóng trên sân cỏ thế giới, đặc biệt là những tiền đạo phong cách cổ điển như Filippo Inzaghi, Raul hay Van Nistelrooy.

Bây giờ người ta nghĩ ra đủ thứ đấu pháp để giành giật và kiểm soát khu trung truyến, bởi vì "kỷ nguyên hiện đại là kỷ nguyên không gian" - theo tuyên ngôn của trường phái Johan Cruyff.

Các đội bóng thường chỉ chơi với một tiền đạo hoặc thậm chí chỉ dùng tiền đạo ảo, hay "số 9 giả"… Sơ đồ 4-2-3-1 trở thành thời thượng và rất hiếm đội nào "dám" chơi với 2 tiền đạo như cách Man United giành cú ăn ba lịch sử với cặp đôi Yorke - Cole.

Một nguyên nhân quan trọng khác nằm ở chính sách đào tạo trẻ, khi các CLB quá chú tâm đào tạo các kỹ năng chơi bóng cho cầu thủ mà bỏ quên rèn giũa ý chí tinh thần. Các tiền đạo giỏi luôn phải có cá tính mạnh mẽ, đôi khi biết chơi bời như Ronaldinho, ranh mãnh như Henry, hoặc ngổ ngáo như Ibrahimovic…

Điều đó giải thích tại sao các chân sút giỏi nhất hiện nay đều đến từ Nam Mỹ. Đó là nơi một cậu nhóc 12 tuổi sẵn sàng đấu sòng phẳng với các cầu thủ 16 tuổi mà không biết e sợ. Một người như Luis Suarez luôn không sợ trời, không sợ đất và đó là lý do anh trở thành một tiền đạo xuất chúng.

Chúng ta vừa trải qua một kỳ EURO nhàm chán bậc nhất bởi đó là một chiến trường không có thiện xạ. Đó là giải đấu với 3 siêu tiền đạo góp mặt: Ibrahimovic chơi thất vọng; Lewandowski còn hơn cả thất vọng; và Ronaldo được ghi nhận ở khía cạnh dẫn dắt tinh thần hơn là săn bàn.

Đó là giải đấu mà những cường quốc bóng đá như Đức, TBN, Ý, Anh và Pháp đều không có nổi một chân sút đẳng cấp. Hãy xem ai là "tay súng" chủ lực của họ: Đức có Goetze. TBN có Morata. Ý có Pelle (vừa sang Trung Quốc đá bóng). Anh có Kane. Pháp có Giroud (Griezmann chỉ là một hiện tượng chứ không phải sắp đặt từ đầu). Những cái tên ấy quá bé nhỏ khi đứng trước lịch sử.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Đỉnh ([Tên nguồn])
Chuyển nhượng mùa hè 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN