Tác giả "Cha Giàu, Cha Nghèo" chia sẻ cách làm giàu

Sự kiện: Sách hay

Theo Kiyosaki, muốn trở thành một nhà đầu tư hay một doanh nhân, việc đầu tiên là bạn phải có khát vọng làm giàu

Chiều ngày 16/11, tại Cung điền kinh Mỹ Đình, Hà Nội đã thu hút hàng nghìn người tới tham gia  buổi gặp gỡ, nói chuyện của Robert Kiyosaki -  một nhà đầu tư, doanh nhân đồng thời là một tác giả. 

Kiyosaki được cả thế giới biết đến bởi cuốn sách nổi tiếng "Rich Dad, Poor Dad" (Cha Giàu, Cha Nghèo). 

Tác giả "Cha Giàu, Cha Nghèo" chia sẻ cách làm giàu - 1

Tác giả "Cha giàu, cha nghèo" diễn thuyết trước hàng nghìn khán giả

Kiyosaki sinh ra và lớn lên ở Hilo, Hawaii trong một gia đình thế hệ thứ tư Nhật Bản-Mỹ. Ông từng tốt nghiệp Học viện Hải quân Hoa Kỳ ở New York năm 1969 với tư cách là một sĩ quan hải quân, phục vụ trong lực lượng hải quân như một phi công lái máy bay trực thăng trong suốt cuộc Chiến tranh Việt Nam.

Kiyosaki rời quân ngũ năm 1974 và làm nghề bán máy photocopy cho tập đoàn Xerox. Năm 1977, Kiyosaki bắt đầu điều hành một công ty bán các loại ví khóa dán, từng đạt tới thành công. Năm 1985, Kiyosaki thành lập một doanh nghiệp và công ty đầu tư dạy rất nhiều học viên trên toàn thế giới.

Tại buổi nói chuyện này, Kiyosaki nhấn mạnh vào "giáo dục tài chính". Ông cho rằng, các kỹ năng trong cuộc sống có thể học được tốt nhất qua kinh nghiệm và đó là các bài học không bao giờ được giảng dạy trong nhà trường.

Doanh nhân Kiyosaki cũng chia sẻ, cách giáo dục truyền thống chủ yếu chỉ dành cho những ai muốn trở thành người làm thuê hay làm tư nhân, và đó là tư tưởng của "thời đại công nghiệp". "Nhưng nếu muốn có được sự tự do về tài chính, mọi người cần có doanh nghiệp riêng hoặc trở thành một nhà đầu tư".

“Việt Nam rất tuyệt vời nhưng hệ thống giáo dục của các bạn vẫn chỉ đào tạo con người làm công ăn lương. Nếu để giữ đà tăng trưởng, các bạn phải đào tạo ra nhiều doanh nhân hơn” - Kiyosaki chia sẻ trong buổi diễn thuyết.

“Hệ thống trường học của Mỹ cũng không thành công trong việc đào tạo con người có tư duy về tài chính. Giáo dục Mỹ không tạo nên tinh thần doanh nhân cho con người. Những doanh nhân nổi tiếng nhất ở Mỹ không có học vấn cao lắm như: Steve Jobs, Bill Gates, Mark Zuckerberg, Walt Disney...” - ông đưa ra những dẫn chứng thuyết phục trong bài giảng của mình.

Khi được PV hỏi: "Hầu như ai cũng muốn làm giàu và nhất là các bạn trẻ. Tuy nhiên họ thường gặp những trở ngại như: Không biết bắt đầu kinh doanh từ đâu? Lấy đâu ra vốn để kinh doanh? Kinh doanh cái gì? Ông có thể cho họ lời khuyên như thế nào? thì ông Kiyosaki cho hay: "Ai cũng nói về tiền và muốn kiếm tiền, tuy nhiên họ cần những kỹ năng tài chính để kinh doanh.

Hầu hết mọi người gặp khó khăn về chuyện tiền bạc họ không được dạy, cha mẹ thì bảo rằng hãy đến trường và học chăm chỉ, nhà trường chỉ tập trung giáo dục sách vở và những kỹ năng nghề nghiệp mà không được giạy dì về kỹ năng tài chính, điều đó tạo ra những sinh viên tốt nghiệp điểm số xuất sắc nhưng đầu óc nghèo nàn về cách quản lý tiền bạc".

Ông cho rằng, có những người rất thông minh nhưng lại không biết cách kiếm tiền dù họ có trong tay hàng ngàn cơ hội làm giàu. "Và sai lầm của hệ thống giáo dục là quá phụ thuộc vào yếu tố an toàn, ngại học hỏi về tài chính để thay đổi về bản thân mình".

"Khi tốt nghiệp đại học, tôi cũng bắt đầu học bán hàng mặc dù tôi là người rất nhút nhát, tuy nhiên tôi đã bắt đầu từ việc nhỏ nhất, học cách nói chuyện về bán hàng 4 năm, rồi sau đó học cách làm đồng tiền sinh sôi, học các kỹ năng cần thiết, tất cả là do thực hành. Vấn đề ở đây là trường học luôn luôn giạy bạn đừng bao giờ mắc sai lầm... điều đó thật ngu ngốc. Các bạn biết đấy, người cha nghèo của tôi là một chuyên gia giáo dục hàng đầu, tuy nhiên ông ấy rất nghèo, bởi lẽ theo ông, nếu bản thân thất bại thì bạn là người ngu dốt. Nhưng thực tế các nhà đầu tư đại tài đều thành công từ thất bại dù bạn da trắng, da màu, người Mỹ hay người Việt Nam thất bại để cho bạn kinh nghiệm để thành công. Vấn đề là bạn phải thực hành thường xuyên".

Tác giả "Cha Giàu, Cha Nghèo" chia sẻ cách làm giàu - 2

Cả hội trường chật người tới tham gia buổi gặp gỡ, giao lưu với doanh nhân tài ba

Theo  Kiyosaki, muốn trở thành một nhà đầu tư hay một doanh nhân, việc đầu tiên là bạn phải có khát vọng làm giàu: "Bạn biết đấy Thomas Edison đã thất bại hơn 1500 lần cho đến khi ông ấy phát minh thành công bóng điện đầu tiên trên thế giới. Alexander Graham Bell -  người phát minh ra chiếc điện thoại đầu tiên cũng đã thất bại hàng ngàn lần, và chính bản thân tôi cũng vậy, tôi cũng không nhớ nổi tôi đã thất bại bao nhiêu lần. Một doanh nhân thực sự là vấp ngã phải biết đứng dậy, nếu không bạn nên làm một chuyên gia ngồi bàn giấy".

Tác giả "Cha giàu, cha nghèo" cũng cho rằng, việc "để trẻ con tiếp xúc sớm với tiền sớm sẽ hư hỏng" là suy nghĩ ấu trĩ bởi, ai cũng cần phải dùng tiền, cho dù  là người tốt hay người xấu, dù là một chính trị gia hay tội phạm, vì vậy tiền không làm bạn trở thành người xấu, chỉ người xấu làm xấu tiền mà thôi.. "Nếu trẻ không biết sử dụng đồng tiền, cao hơn lại bắt đồng tiền phục vụ mình thì chúng sẽ có nguy cơ gặp khó khăn về tiền bạc và cuộc sống trong tương lai".

Tác giả Kiyosaki cũng vừa mới ra cuốn sách "Cơ hội thứ hai" vào đầu năm 2015. Trong cuốn sách, ông đã từng dự đoán (1983) sẽ có cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 1997 và 2027. Ngoài ra, sẽ có một cuộc khủng hoảng vào năm 2016.

"Trong cuốn sách này, tôi giải thích lý do tại sao có những cuộc khủng hoảng tài chính này, tại sao nền kinh tế Mỹ đi xuống và Trung Quốc đã đi lên như thế nào và chúng ta sẽ phải làm gì trong tương lai để tránh rơi vào khủng hoảng tài chính của thế giới" - ông Kiyosaki cho hay.

Được biết, trong cuộc chuyến thăm Việt Nam lần này, Robert Kiyosaki đã lựa chọn thông điệp "Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam". 

Ông  chia sẻ rằng: "Tôi muốn trở lại Việt Nam nhiều hơn nữa để mong có thể giúp đỡ những nạn nhân đã phải gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề sau cuộc chiến tranh phi nghĩa đó. Tôi muốn mang một chút sức nhỏ bé của mình chung tay xoa dịu những nỗi đau còn đọng lại sau cuộc chiến tranh phi nghĩa đó".

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nga Trần ([Tên nguồn])
Sách hay Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN