Từ thanh niên ngang tàng thành sư thầy trụ trì nhân hậu

Sự kiện: Phía sau bản án

Sống một đời người, có lẽ không có một ai chưa từng mắc phải một lầm lỗi. Chỉ có điều, sau những lúc lầm đường, lạc lối, người ta có nhận ra sai lầm của mình để kịp thời sửa chữa hay không mà thôi.

Với bất kỳ ai giác ngộ, dân gian ta vốn rất nhân văn “đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại”. Có lẽ nhờ thế mà sau mỗi bản án là vô số tấm lòng hướng thiện, phục thiện. Thậm chí, hơn cả việc sống thiện cho bản thân, gia đình, có những người còn thiện nguyện với đồng bài bằng tấm lòng chân thành, vô cùng ấm áp.

Sinh-lão-bênh-tử, vốn được coi là lẽ tự nhiên của tạo hóa, nhưng thực tế là ngoài “sinh” ra chẳng ai sống ở trên đời lại muốn mắc vào 3 khổ nạn còn lại. Trong 3 khổ nạn ấy, “bệnh” được xem là đại họa của con người, nhất là những ai bạc phận mắc phải bệnh hiểm nghèo, thì coi như tử thần đã gõ cửa.

Vào năm 2007, Nguyễn Hữu Hiệp là một trường hợp như thế. 15 tuổi, nhưng thân hình Hiệp gầy gò, ốm yếu như đứa trẻ lên 10, nước xanh tái. Bàn tay Hiệp cong vẹo, gập vào bụng như đang cố giấu đi những đau đớn, em mắc chứng viêm cầu thận từ năm 2 tuổi rưỡi. Bệnh đã chuyển nặng sang thận hư nhiễm mỡ và suy thận.

Năm 2004, Hiệp được ghép thận của cha là Nguyễn Văn Hùng,  nhưng mới được 3 năm thì bị nhiễm siêu virut. Căn bệnh khiến Hiệp sụt cân, kém ăn, huyết áp tăng và phải nhập viện để lọc máu. Năm học của em xem như bị gián đoạn. Anh Hùng, khi đó là công nhân ở nhà máy chè Hải Dương, còn vợ anh bán dưa cà ngoài chợ, sức khỏe yếu nên không thể hiến thận cho con. Mạng sống của Hiệp trở nên mong manh, như ngàn cân treo sợi tóc.

Đang trong cơn tuyệt vọng, anh Hùng nghe được thông tin có một sư thầy muốn hiến thận. Còn hơn chết đuối vớ được cọc, anh Hùng lập tức khăn gói tìm đến ngôi chùa, nơi vị sư thầy đang trụ trì.

Ít ai biết được rằng, vị sư trụ trì ấy trước kia lại là một người từng rượu chè, cờ bạc rồi suốt ngày gây gổ đánh nhau.

Anh Phạm Văn Thọ vốn là con trai duy nhất trong gia đình nghèo có tới 5 chị gái, ở một tỉnh miền núi trung du phía Bắc. Do công việc mưu sinh vất vả khiến người mẹ bệnh tật triền miên và ra đi khi anh Thọ mới 6 tuổi. Hai năm sau, người cha vì đau buồn mà đổ bệnh nên cũng theo vợ về nơi chín suối. Thương em sống cơ cực, các chị gái quyết định gửi người em trai út sang sống nhờ nhà cậu ruột.

Kể từ đó, thân phận của một đứa trẻ mồ côi khiến anh Thọ đổi khác, nhất là khi người cậu gửi anh vào học nội trú tại trường dành cho các con em thương binh, liệt sĩ ở thị xã Bắc Ninh. Từ miền núi xuống đồng bằng, anh Thọ như dòng sông nhỏ thích thú dạo chơi hết những khúc quanh. Anh nghịch ngợm, thích đánh nhau, thích nếm trải tất cả mùi vị của cuộc đời như bao cậu con trai khác.

Đến tuổi trưởng thành, không có ai để nương tựa nên anh dần sa và những thói hư tật xấu, chẳng có thứ gì là anh không thử qua từ rượu chè, cờ bạc đến gây gổ đánh nhau. Năm lớp 11, Thọ bỏ học giữa chừng, chơi bời lêu lổng, anh còn giấu các chị bán cả mảnh đất hương hỏa bố mẹ để lại để lấy tiền ăn chơi. Sau đó Thọ đi học lái xe rồi dạt vào Sài Gòn.

Cuối năm 1990, Thọ vào Lâm Đồng làm thuê kiếm sống. Một mình lang thang nơi đất khách quê người, không công ăn việc làm. Đang lúc đói khát, vật vưởng thì Thọ được một người cho biết, ở tu viện An Lạc đang cần thuê người chăm bón rừng cà phê. Anh Thọ đã tìm đến đó và không ngờ cuộc đời anh một lần nữa đổi khác.

Phần 1

Phần cuối

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo ANTV
Phía sau bản án Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN