Uống "rượu yêu" trên đỉnh Trường Sơn

Rượu đoác của bà con dân tộc Pa Kô, Vân Kiều có lẽ là loại rượu duy nhất lấy trực tiếp từ trên cây đoác (tà vạt) - một loại cây thuộc họ dừa.

Rượu đoác lấy từ cây 5-10 tuổi, sẽ ngon hơn nếu lấy từ buồng quả, toàn bộ chất dịch nuôi quả sẽ chảy thẳng vào bình để sẵn vỏ cây chuôn để rượu say hơn. Rượu đoác thơm như rượu cần, ngăm đắng như bia, có thêm vị ngọt mát của nước dừa.

Rượu đoác uống cũng say nhưng sự hưng phấn từ nó thường không gây những tác động xấu. Như lời ông "vua" rượu đoác Quỳnh Hý (78 tuổi), người Pa Kô ở thôn Ta Roi xã A Ngo, huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế), say rượu đoác là "say vui vẻ", "say không đánh vợ" và "yêu vợ hơn".

Trong những bản làng trên đỉnh Trường Sơn, rượu đoác không thể thiếu trong những dịp lễ, tết... nhiều người dân nơi khác cũng bắt đầu bén duyên với thứ "rượu yêu" này và nó đã trở thành hàng hóa với giá 10.000 - 12.000 đồng/lít. Nhiều gia đình ở A Lưới bắt đầu trồng đoác trong vườn rừng để khai thác.

Uống "rượu yêu" trên đỉnh Trường Sơn - 1

Ông Quỳnh Hý chuẩn bị mở một cửa rượu mới trên buồng quả cây đoác chừng 10 tuổi.

Uống "rượu yêu" trên đỉnh Trường Sơn - 2

Ông Quỳnh Hý khoét sâu vào thân trụ buồng để toàn bộ chất dịch nuôi quả (rượu) sẽ chảy vào bình theo vết khoét.

Uống "rượu yêu" trên đỉnh Trường Sơn - 3

Mỗi ngày, một cây đoác có thể cho 15 lít rượu đoác

Uống "rượu yêu" trên đỉnh Trường Sơn - 4

Ngon nhất là rượu uống ngay trên ngọn cây, giữa lưng trời.

Uống "rượu yêu" trên đỉnh Trường Sơn - 5

Vỏ cây chuôn phơi khô cho vào bình rượu để rượu thêm thơm - say.

Uống "rượu yêu" trên đỉnh Trường Sơn - 6

Một ngày vào rừng lấy "rượu yêu", vợ chồng ông Quỳnh Hý thường được 25 - 30 lít, bán được 300.000 đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Xuân Trường - An Sơn ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN