Táo quân 2018 bị vi phạm bản quyền trên YouTube

Sự kiện: Youtube

Táo quân 2018 ngay lúc đang phát sóng đã bị khá nhiều kênh YouTube đã phát sóng trực tiếp cùng lúc với VTV. Những kênh vi phạm bản quyền này đã dùng tiểu xảo quen thuộc là thu nhỏ kích cỡ màn hình, bóp méo tiếng để qua mặt YouTube.

Táo quân 2018 bị vi phạm bản quyền trên YouTube - 1

Cách thức vi phạm bản quyền phổ biến là thu nhỏ hình ảnh phát sóng để qua mặt YouTube.

Mặc dù trước khi chương trình Gặp nhau cuối năm – Táo quân 2018 được chính thức phát sóng vào tối ngày 15/2/2018 (30 Tết) VTV đã tuyên bố đăng ký bản quyền Chương trình này tại Mỹ nhằm bảo vệ chương trình khỏi bị xâm hại bản quyền trên Internet. Chương trình Táo quân được phát sóng chính thức vào 20h00 ngày 30 Tết trên các kênh sóng của VTV và ứng dụng VTVgo.

Tuy nhiên, theo quan sát của ICTnews, chương trình Táo quân 2018 ngay lúc được phát sóng đã có khá nhiều kênh YouTube đã phát sóng trực tiếp cùng lúc với VTV. Những kênh vi phạm bản quyền này đã dùng tiểu xảo quen thuộc là thu nhỏ kích cỡ màn hình, bóp méo tiếng để qua mặt YouTube. Cho đến tối ngày mùng 1 Tết đã có những kênh YouTube thu hút được 200.000 lượt xem cho chương trình Táo quân 2018.

Cho đến chiều ngày mùng 1 Tết, chỉ ít giờ sau khi VTV công bố bản full dài 200 phút của Táo quân 2018 thì một số kênh YouTube cũng đã phát sóng bản full này.

Táo quân 2018 bị vi phạm bản quyền trên YouTube - 2

Những kênh YouTube vi phạm bản quyền chương trình Táo quân 2018.

Táo quân 2018 bị vi phạm bản quyền trên YouTube - 3

Trước đó, lường trước được việc vi phạm bản quyền sẽ xảy ra, VTV đã đặt vấn đề bản quyền và bảo vệ bản quyền chương trình truyền hình lên hàng đầu. Trong đó có chương trình Gặp nhau cuối năm - Táo quân. Đây cũng là chương trình được VTV đăng ký bản quyền tại Mỹ và đang triển khai các bước nhằm bảo vệ bản quyền chương trình này tại Việt Nam. Việc đăng ký bản quyền chương trình Gặp nhau cuối năm - Táo quân tại Mỹ được xem là hành động đầu tiên trong nỗ lực bảo vệ bản quyền các chương trình truyền hình của VTV trên toàn thế giới.

Thực trạng vi phạm bản quyền các chương trình phát sóng của VTV trên các trang mạng xã hội được đánh giá là rất nghiêm trọng. Theo tin từ VTV, mỗi ngày, Trung tâm Sản xuất và kinh doanh nội dung số (trực thuộc VTV) báo cáo phát hiện hàng trăm tài khoản vi phạm bản quyền. Con số này dự đoán sẽ tăng lên rất nhiều vào thời điểm phát sóng các chương trình Tết.

Ngang nhiên vi phạm bản quyền, nhiều tài khoản YouTube thậm chí thông báo sẽ phát trực tiếp chương trình Táo quân 2018 từ nhiều tháng trước. Các tiêu đề quảng cáo Táo quân 2018 bản đầy đủ không cắt cũng được tung lên để thu hút khán giả. Dự báo, tình trạng vi phạm còn phức tạp hơn khi các chương trình đã chính thức lên sóng.

Thống kê sơ bộ cho thấy có khoảng hơn 10 website, 7 ứng dụng OTT và hàng trăm trang Facebook, YouTube đang vi phạm bản quyền các chương trình của VTV. Trung bình, mỗi tháng VTV đã ngăn chặn và xử lý gần 500 trang Fanpage cá nhân và kênh YouTube này.

Năm 2017, một trong những tồn tại lớn của ngành truyền hình đó là hầu hết các đài truyền hình lớn phải đối mặt với nạn vi phạm bản quyền trên Internet. Vấn đề này gây thiệt hại rất lớn cho các đài truyền hình cả về vật chất, uy tín và thương hiệu.

Ông Lê Đình Cường, Phó Chủ tịch Hiệp hội truyền hình trả tiền cho biết, trước tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực truyền hình đang diễn ra ở mức độ nghiêm trọng. Các thành viên Hiệp hội đã lập bộ phận chuyên trách thường xuyên tiến hành theo dõi để phát hiện và thu thập chứng cứ các hành vi xâm phạm bản quyền nội dung kênh, chương trình truyền hình. Tuy nhiên, việc thu thập chứng cứ, tìm địa chỉ và liên lạc với những đối tượng xâm phạm bản quyền gặp không ít khó khăn. Đặc biệt đối với các trang thông tin điện tử có tên miền nước ngoài nhưng không thông báo cho cơ quan chức năng của Việt Nam.

Theo ông Cường, hành vi vi phạm bản quyền rất đa dạng có nhiều hình thức khác nhau và ngày một tinh vi, ví dụ như: Download từ trang chính thống rồi up lại trên YouTube, Facebook hoặc trên những trang mạng lậu, đây là hình thức phổ biến nhất. Qua mặt hệ thống rà soát bản quyền tự động của YouTube như làm nhỏ khung hình, bóp méo tiếng, xoay đối xứng khung hình... Hay lấy tín hiệu trực tiếp các kênh truyền hình của nhà đài mà không xin phép sau đó đóng gói dịch vụ và đem bán lại cho người xem, hoặc phát để thu hút quảng cáo. Tạo Facebook giả mạo các nhà đài, post các chương trình vi phạm bản quyền nhằm thu lợi bất chính. Dẫn link từ Youtube về trang chủ vi phạm bản quyền.

Vi phạm bản quyền không còn trong lãnh thổ Việt Nam nữa, 2-3 năm trở lại đây việc vi phạm bản quyền đối với nội dung nước ngoài càng trở nên tinh vi và có tổ chức rất chuyên nghiệp được thực hiện bởi các đơn vị có tên tuổi.

Vlogger đình đám Logan Paul lại bị YouTube trừng phạt

Sau video cười cợt ở “rừng tự sát” tại Nhật, Logan Paul liên tiếp có những hành vi thiếu chừng mực. Do đó, vlogger này...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Khôi Nguyên ([Tên nguồn])
Youtube Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN