Nghiên cứu: Người dùng phản ứng ra sao khi mất dữ liệu?

Sự kiện: Công nghệ

Người dùng thường không nhận ra tầm quan trọng của dữ liệu cho đến khi quá muộn.

Câu nói "mất bò mới lo làm chuồng" có vẻ phù hợp hơn bao giờ hết trong thời đại kỹ thuật số. Thật vậy, nghiên cứu mới của Kaspersky Lab cho thấy, mặc dù mọi người hiểu được giá trị của dữ liệu, nhưng họ hoàn toàn không đánh giá cao tầm quan trọng của nó cho đến khi bị mất đi. Đây là một phần đánh giá của nghiên cứu “My Precious Data”, nhằm đánh giá người dùng sẽ lo lắng thế nào khi làm mất dữ liệu, thậm chí là những dữ liệu không được xem là quan trọng với họ.

Nghiên cứu: Người dùng phản ứng ra sao khi mất dữ liệu? - 1

Đừng để "mất bò mới lo làm chuồng" với dữ liệu thời số hóa.

Trong quá trình tham gia nghiên cứu, người dùng đồng ý rằng, những dữ liệu cá nhân quan trọng (hình ảnh, clip riêng tư và nhạy cảm) là dạng dữ liệu làm họ lo lắng nhất khi bị mất. Ví dụ, viễn cảnh bị mất danh bạ điện thoại được xem là rất phiền hà cho người dùng - nó nằm trong ba loại dữ liệu gây phiền nhiễu nhất khi bị mất.

Bên cạnh đó, Kaspersky Lab đã làm việc với các nhà tâm lý học tại Đại học Wuerzburg để đo phản ứng tâm lý của người dùng đối với việc mất dữ liệu trong một loạt thí nghiệm. Trong khi các nhà tâm lý học dự kiến sẽ thấy phản ứng mạnh mẽ của người dùng khi họ mất dữ liệu quan trọng, thì họ lại rất ngạc nhiên khi nhận ra thêm là những người tham gia có dấu hiệu buồn phiền khi bị mất các dữ liệu tầm thường.

Trong quá trình thử nghiệm, các nhà tâm lý còn đo độ tiết mồ hôi của người tham gia. Người dùng tiết nhiều mồ hôi khi họ tin là mình đã mất nhiều dữ liệu quan trọng, tuy vậy mức độ tiết mồ hôi cũng không giảm bao nhiêu khi các dữ liệu kém quan trọng bị mất đi.

Mô hình tương tự đã được tìm thấy trong hai thí nghiệm khác. Ví dụ, nhiệt độ đầu mũi của người dùng giảm khi mất dữ liệu quan trọng - sự căng thẳng này cho thấy những người trả lời thực sự sợ hãi. Tuy nhiên, nhiệt độ đầu mũi sẽ giảm khi người tham gia tin là mình bị mất các dữ liệu không quan trọng và sự khác biệt nhiệt độ so với trường hợp trên là không đáng kể. Kết quả xảy ra cũng tương tự khi làm thí nghiệm quan sát nét mặt người dùng.

Các kết quả nghiên cứu nói trên chứng tỏ rằng, ngay cả những dữ liệu nhỏ cũng gây mất bình tĩnh về thể chất, và người trả lời chỉ nhận ra được mức độ quan trọng của dữ liệu đối với họ khi họ tin rằng họ đã thật sự mất nó.

Nghiên cứu: Người dùng phản ứng ra sao khi mất dữ liệu? - 2

Mất dữ liệu không quan trọng cũng ảnh hưởng tới tâm lý người dùng.

Tiến sĩ Astrid Carolus, nhà tâm lý học tại Đại học Wuerzburg nhận xét: "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy người dùng ít khi nào cho rằng dữ liệu của họ có giá trị. Đây là một trong những thách thức trong tương lai để giúp mọi người hiểu rõ được giá trị của dữ liệu như cách mà các doanh nghiệp đã nhận thức được. Do đó, rất quan trọng để chỉ ra rằng dữ liệu có ý nghĩa như thế nào với cá nhân mỗi người. Để trân trọng dữ liệu của mình, mọi người cần phải hiểu rằng hình ảnh không chỉ là hình ảnh và danh bạ không chỉ đơn thuần là thông tin liên lạc. Cần phổ cập giá trị của dữ liệu để mọi người có thể hiểu được sự quý giá của nó như thế nào”.

"Dường như là người dùng không thực sự biết loại dữ liệu nào có giá trị hơn với họ cho đến khi nó thực sự mất đi. Tuy nhiên, nhiều người có phản ứng về thể chất ngay cả khi họ tưởng rằng mình đã mất dữ liệu không quan trọng. Có lẽ điều này giải thích tại sao người dùng không có sự quan tâm và bảo vệ cần thiết cho những dữ liệu mà họ lưu trữ trên các thiết bị của mình", Andrei Mochola, Giám đốc Kinh doanh Khách hàng tại Kaspersky Lab bình luận.

Facebook khiến người dùng “phát hoảng” khi nhắc nhở “Ngày này năm xưa”

Gần đây, nhiều người dùng Facebook lên tiếng phàn nàn về tính năng “Ngày này năm xưa” vì gây ra nhiều bất tiện.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN