Einstein đã để lại lời khuyên gì cho nền giáo dục tương lai?

Albert Einstein, thiên tài vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, đúc kết trong câu nói ngắn gọn: “Giáo dục không phải là học thuộc những điều hiển nhiên, giáo dục là huấn luyện khả năng tư duy.”

Nhìn học sinh phương Tây tham gia hoạt động ngoại khóa còn nhiều hơn ngồi làm bài tập, đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao những đứa trẻ đó sau khi ra trường lại giỏi hơn, được nhiều tập đoàn nổi tiếng thế giới mời chào đón hơn so với học sinh Việt Nam? Câu trả lời đã được Albert Einstein, thiên tài vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, đúc kết trong câu nói ngắn gọn: “Giáo dục không phải là học thuộc những điều hiển nhiên, giáo dục là huấn luyện khả năng tư duy.”

“Học để thi”

Từ xưa đến nay, lối dạy học tại Việt Nam vẫn là “học để thi”. Những dạng bài tập hay lý thuyết thường xuất hiện trong đề thi những năm trước thì sẽ được học sinh học thật kĩ, làm đi làm lại đến khi nào nhuần nhuyễn “nhắm mắt vẫn làm được” mới thôi. Ngược lại, những kiến thức mở rộng, mang tính phân loại học sinh, thường được đa số học sinh thờ ơ bỏ qua.

Thời gian học kéo dài, làm bài tập đủ mọi dạng nhưng khả năng liên hệ với thực tế của học sinh Việt lại hầu như rất kém. Việc học xa rời thực tế, ít áp dụng được vào công việc và cuộc sống. Tại Việt Nam, theo Bộ LĐTBXH, quý I/2016 cả nước có 225.000 người trình độ cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Thực trạng này phần nào phản ánh kết quả của lối tư duy “học để thi” đã bám rễ sâu vào suy nghĩ người Việt.

“Học để biết; học để làm; học để tồn tại; và học để chung sống” - UNESCO

Khác với quan niệm “học để thi”, triết lý giáo dục của UNESCO là: “học để biết; học để làm; học để tồn tại; và học để chung sống.” Học không phải để nhớ những kiến thức, sự kiện mà quan trọng hơn là biết tư duy để áp dụng chúng vào cuộc sống, như Einstein đã nói. Tại những nước phát triển, thi cử là điều kiện cần để đánh giá năng lực một học sinh. Điều kiện đủ là học sinh phải có khả năng tư duy, óc phân tích và giải quyết vấn đề trong thực tế một cách sáng tạo.

Einstein đã để lại lời khuyên gì cho nền giáo dục tương lai? - 1

Học sinh Âu Mỹ học làm việc theo nhóm và cập nhật kiến thức công nghệ từ rất sớm

Chuyện kể rằng: công ty Siemens lắp ráp một cỗ máy nhưng động cơ của nó không chạy. Nhiều chuyên gia nổi tiếng đã sửa nhưng không đạt được kết quả. Công ty đưa ra giải thưởng 10.000 mác cho ai sửa được. P. L. Kapitxa (nhà vật lý người Nga) đi vòng quanh xem xét động cơ. Ông cầm búa và gõ một nhát vào chân đế vòng bi: cỗ máy thình lình khởi động và hoạt động bình thường. P. L. Kapixa nói: "Tiền công một nhát búa là 1 mác và 9.999 mác là tiền trả cho việc suy nghĩ để biết cần đập nhát búa vào đâu". Câu chuyện trên một lần nữa khẳng định vai trò của tư duy trong cuộc sống và công việc. Không phải thao tác kỹ thuật mà chính tư duy mới làm nên giá trị lao động.  

Phương pháp tư duy thế kỷ 21

Ở các nước tiên tiến, rất nhiều trường học đang giáo dục cho học sinh các kỹ năng thế kỷ 21 để các em sau này trở thành những công dân ưu tú, những con người năng động sẵn sàng gia nhập lực lượng lao động cạnh tranh nhất. Với nền móng những kỹ năng giao tiếp, sáng tạo, làm việc nhóm, phản biện được rèn luyện từ nhỏ, những trẻ em này sẽ là thế hệ lãnh đạo đầy hứa hẹn của thế kỷ 21.

Là tổ chức giáo dục hàng đầu Việt Nam với tâm huyết phát triển thế hệ trẻ thành những công dân toàn cầu, trung tâm Anh ngữ ILA dành ra 3 năm nghiên cứu bài bản, đi tiên phong trong việc xây dựng “Phương pháp học tư duy thế kỷ 21” và áp dụng vào chương trình học tiếng Anh của mình. Chương trình mới của ILA bao gồm những khóa học theo dự án, giáo trình và tài liệu được chia sẻ mở qua cổng điện tử và nhiều hoạt động làm việc nhóm, thuyết trình và phản biện nhằm giúp học sinh thành thạo nhóm 6 kỹ năng: Giao tiếp, Làm việc nhóm, Sáng tạo, Tư duy phản biện, Kiến thức công nghệ và Khả năng tự hoàn thiện bản thân.

Để triển khai Phương pháp học tư duy thế kỷ 21, bên cạnh một môi trường dạy và học đúng chuẩn quốc tế với đội ngũ giáo viên bản ngữ có bằng cấp và chuyên môn cao, ILA còn sở hữu “ngân hàng” đề tài được chọn lọc, soạn thảo và cập nhật liên tục nhằm đáp ứng sự phát triển của từng lứa tuổi, cơ sở vật chất phù hợp với mô hình học theo dự án và làm việc theo nhóm; sử dụng 100% thiết bị công nghệ để phục vụ nhu cầu tìm kiếm thông tin và thuyết trình của giáo viên, học viên;…

Với sự đầu tư và chuẩn bị dài hơi, chu đáo, có tầm và có tâm, ILA Việt Nam tự tin khẳng định học viên của mình sẽ không chỉ thành thạo tiếng Anh, hiểu biết kiến thức mà còn rèn luyện hiệu quả 6 kỹ năng tư duy để gia nhập hàng ngũ “công dân toàn cầu” của thế kỷ 21.

Einstein đã để lại lời khuyên gì cho nền giáo dục tương lai? - 2

Trải nghiệm lớp học thế kỷ thứ 21 tương tác và cởi mở tại ILA Phú Mỹ Hưng 2 và ILA Cầu Giấy

Phương pháp học tư duy thế kỷ 21 của ILA giúp học viên không chỉ giỏi tiếng Anh mà còn nâng cao 6 kỹ năng thiết yếu trong thế giới hiện đại: Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng hợp tác, Kỹ năng sáng tạo, Tư duy phản biện, Kiến thức công nghệ và Khả năng tự hoàn thiện bản thân. Hãy tham dự Chuỗi hội thảo trải nghiệm Phương pháp học tư duy thế kỷ 21 dành cho cả phụ huynh lẫn học sinh để tìm hiểu thêm thông tin. 

Chi tiết tại: http://ilavietnam.edu.vn hoặc TP.HCM: (08) 7302 4466/ Hà Nội: (04) 3943 3555/ Đà Nẵng: (0511) 3647 444/ Vũng Tàu: (064) 357 2347/ Biên Hòa: (061) 3946 466/ Bình Dương: (0650) 386 8088.

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN